Từ lâu Hoa Kỳ đã được đánh giá là một trong những quốc gia có nền y học tốt nhất thế giới. Với trang thiết bị hiện đại, đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tay nghề cao và đặc biệt môi trường y tế luôn thân thiện đã khiến các bệnh nhân hoàn toàn yên tâm khi đến đây khám, trị bệnh. Để được chăm sóc sức khỏe tại Mỹ, ngoài việc chuẩn bị về tài chính thì các bạn còn phải xin được thị thực nhập cảnh.
Visa đi điều trị y tế là loại Visa B-2 nên các bước làm hồ sơ tương tự như Visa Du lịch & Thăm Thân nhưng có chút khác biệt về giấy tờ chứng minh mục đích xin Visa Mỹ. Dưới đây US Travel Visas sẽ hướng dẫn làm hồ sơ xin visa đi Mỹ khám bệnh nhằm giúp các bạn có thể hoàn tất giấy tờ trong thời gian sớm nhất, nâng tỷ lệ thành công tối đa.
Các bước để chuẩn bị một bộ hồ sơ xin visa điều trị y tế ở Mỹ
Bước 1: Chuẩn bị hộ chiếu
Tham khảo Visa Du lịch & Thăm Thân.
Bước 2: Chụp ảnh chân dung
Tham khảo Visa Du lịch & Thăm Thân.
Bước 3: Điền form DS160
Tham khảo Visa Du lịch & Thăm Thân.
Bước 4: Đóng phí xin visa
Tham khảo Visa Du lịch & Thăm Thân.
Bước 5: Lên lịch hẹn với Đại Sứ Quán
Tham khảo Visa Du lịch & Thăm Thân.
Bước 6: Chuẩn bị một số giấy tờ bổ sung
Những giấy tờ bổ sung sau đây đều hướng đến việc chứng minh khả năng chi trả cho chuyến đi cũng như việc chắn chắn sẽ quay về nước khi quá trình điều trị kết thúc. Các giấy tờ này mặc dù không bắt buộc nhưng trong một số trường hợp, chuyên viên của Đại Sứ Quán sẽ hỏi bạn, tốt nhất là nên chuẩn bị đầy đủ từ trước:
- Chứng minh công việc:
- Chủ doanh nghiệp: Giấy đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế 3 tháng gần nhất (nếu có).
- Nhân viên: Hợp đồng lao động, đơn xin nghỉ phép đi trị bệnh (có xác nhận của công ty).
- Chứng minh tài chính: Sổ tiết kiệm, sao kê tài khoản ngân hàng 3 tháng gần nhất; giấy tờ sở hữu nhà đất, xe cộ và các tài sản khác.
- Bằng chứng bệnh nhân có đầy đủ bảo hiểm y tế để thanh toán toàn bộ chi phí chữa trị hoặc cam kết tài trợ của người chịu trách nhiệm về tài chính (cha mẹ, con cái hoặc người thân trong gia đình) trong suốt quá trình chữa bệnh ở Mỹ.
- Hồ sơ bệnh án (phim chụp X-quang, phiếu xét nghiệm,…) của bệnh viện tại Việt Nam và của bệnh viện tại quốc gia khác (nếu có).
- Biên bản chẩn đoán của bác sĩ.
- Thư của bác sĩ tại Mỹ nói về phác đồ, thời gian điều trị và hồi phục cho bệnh nhân; khả năng bệnh nhân phải điều trị lâu dài (nội trú) và kiểm tra theo dõi sau khi điều trị.
- Thư của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân ở Mỹ cho ý kiến về phương thức chữa trị và chi phí dự tính.